Vì sao các nhân viên giỏi lại thôi việc? Đây là vấn đề mà các nhà quản lý thường hay phàn nàn vì thật sự chẳng biết rõ nguyên do. Xét về bản chất, nhân viên không rờ bỏ việc mà rời bỏ quản lý của họ.
Trước tiên, chúng ta cần hiểu được 9 lý do tồi tệ nhất mà người quản lý có thể gây ra khiến những nhân viên giỏi của họ phải thôi việc.
Một nghiên cứu mới của Stanford cho thấy năng suất làm việc theo giờ sẽ giảm đáng kể khi thời gian làm việc mỗi tuần vượt quá 50 tiếng, và thậm chí còn tuột dốc hơn nữa từ giờ thứ 55 trở đi.
Nếu bạn buộc phải tăng khối lượng công việc của nhân viên, thì bạn cũng sẽ phải nâng địa vị của họ lên. Những nhân viên tài năng sẽ nhận nhiều việc hơn, nhưng họ sẽ không ở lại với công ty nếu khối lượng công việc đó bóp nghẹt họ. Vì thế việc tăng lương, thăng tiến và thay đổi chức danh đều là những giải pháp thích hợp, bởi nếu bạn chỉ đơn thuần bắt nhân viên của mình làm việc nhiều hơn mà không cho họ một lợi ích gì thì sớm muộn họ sẽ tìm một công việc khác xứng đáng hơn.
Các nhà quản lý thường dễ dàng đánh giá thấp sức mạnh của một cái vỗ vai, đặc biệt là dành cho những nhân viên xuất sắc. Tất cả mọi người đều thích được tôn vinh, nhất là những ai luôn làm việc chăm chỉ và nỗ lực hết sức mình.
Người quản lý cần giao tiếp với nhân viên của mình để tìm ra động lực cho họ (đối với vài người là tăng lương, đối với những người khác có thể là sự công nhận của đồng nghiệp) và khen thưởng khi họ hoàn thành tốt công việc. Đối với những nhân viên giỏi thì bạn sẽ phải thực hành việc này một cách thường xuyên hơn.
Hơn một nửa số người thôi việc với lý do liên quan đến mối quan hệ giữa họ và cấp trên. Những công ty sáng suốt sẽ có những quản lý biết cách cân bằng giữa tác phong làm việc chuyên nghiệp và cảm xúc cá nhân. Họ là những người biết tôn vinh sự thành công của nhân viên, đồng cảm với những ai đang trải qua giai đoạn khó khăn, và biết thách thức người khác cho dù điều đó có thể gây tổn thương.
Những quản lý không quan tâm tới nhân viên của mình sẽ phải đối mặt với tỷ lệ nhân việc thôi việc cao, bởi lẽ ít ai có thể chấp nhận làm việc hơn 8 tiếng mỗi ngày với một người chẳng dành mối bận tâm nào cho mình ngoài hiệu suất công việc.
Việc hứa hẹn với một ai đó đặt bạn vào giữa ranh giới của việc làm cho họ hạnh phúc và nhìn họ ra đi. Khi bạn giữ lời hứa, bạn sẽ trở thành một người đáng tin cậy và kính trọng trong mắt các nhân viên của mình (đây là 2 phẩm chất vô cùng quan trọng của những người lãnh đạo). Nhưng nếu bạn coi thường chính lời hứa của mình, họ sẽ nhìn bạn như một người thiếu quan tâm và không đáng tôn trọng.
Nếu người lãnh đạo không trân trọng sự cam kết của mình thì những người khác cũng sẽ chẳng tìm thấy lý do gì để họ làm vậy.
Những nhân viên giỏi và cần cù muốn làm việc với những người có chung chí hướng. Nếu người quản lý không cố gắng tuyển thêm nhân viên giỏi thì đây sẽ là tác nhân lớn gây nhụt chí cho những người ai phải làm việc chung với họ.
Việc thăng chức cho nhầm người thì càng tệ hại hơn. Khi bạn làm việc quần quật để rồi chứng kiến con đường công danh đến với người khác một cách dễ dàng, điều này như một sự xúc phạm nghiêm trọng. Hiển nhiên vì thế mà những nhân viên giỏi quyết định thôi việc.
Những nhân viên tài năng luôn tràn đầy nhiệt huyết. Cho họ cơ hội theo đuổi đam mê sẽ giúp tăng hiệu suất và mức độ thỏa mãn trong công việc của họ.
Tuy nhiên nhiều nhà quản lý lại muốn kìm kẹp nhân viên của mình, sợ rằng năng suất sẽ giảm nếu họ cho phép nhân viên mở rộng mối quan tâm và theo đuổi đam mê riêng. Các nghiên cứu cho thấy những người được thỏa mãn niềm đam mê của mình tại nơi làm việc sẽ có năng suất nhiều hơn gấp 5 lần so với người bình thường.
Khi các nhà quản lý được hỏi về sự thiếu quan tâm của họ đối với nhân viên, họ thường tìm cách biện minh bằng những từ như “sự tin tưởng”, “quyền tự chủ” và “sự trao quyền”. Đây là những điều hoàn toàn vô nghĩa. Những người quản lý giỏi đều biết cách lãnh đạo dù cho nhân viên của họ tài năng đến đâu. Họ luôn để tâm đến nhân viên, lắng nghe và đưa ra nhận xét.
Công việc của người lãnh đạo có điểm khởi đầu nhưng chắc chắn nó không có điểm kết thúc. Khi bạn có một nhân viên tài năng, bạn sẽ luôn phải tìm ra những khía cạnh mà người nhân viên đó có thể phát triển các kỹ năng của mình. Thậm chí những nhân viên giỏi nhất sẽ mong muốn nhận được nhiều phản hồi nhất – và việc của bạn là phải liên tục làm điều đó. Nếu bạn không làm được, họ sẽ cảm thấy chán ngán và thỏa mãn.
Những nhân viên giỏi nhất có xu hướng cải thiện tất cả mọi thứ mà họ chạm vào. Nếu bạn tước đi khả năng đó của họ chỉ bởi vì bạn cảm thấy thoải mái hơn với tình trạng hiện tại, bạn sẽ khiến họ trở nên chán ghét công việc. Kìm hãm đam mê sáng tạo của nhân viên không chỉ hạn chế họ mà còn hạn chế chính bản thân bạn.